I. Khái niệm: thiết bị được kết nối với máy tính để thực hiện chức năng in ấn hình ảnh, thông tin lên bề mặt của giấy decal, tem nhãn dán theo yêu cầu của người dùng thông qua phần mềm thiết kế đặc biệt để tạo ra mã vạch với nội dung dữ liệu, thông tin, kiểu dáng, độ phân giải và kích thước tùy chọn để định danh cho hàng hóa, sản phẩm,... trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực được gọi là Máy in mã vạch hay là máy in tem nhãn.
II. Phân loại các dòng máy in mã vạch:
Máy in mã vạch có thể được phân loại dựa trên một số tiêu chí như công nghệ in, mục đích sử dụng và cách kết nối.
1. Theo công nghệ in, có 2 loại:
a. Máy in mã vạch truyền nhiệt trực tiếp (Direct Thermal Printer):
- Bằng cách dùng đầu in đốt nóng trực tiếp chất mụi than lên loại tem cảm nhiệt (thermal paper) để xuất ra thông tin.
- Cách in trực tiếp này sẽ tiết kiệm được mực in hoặc ruy băng (ribbon). nhưng sẽ giảm tuổi thọ đầu in vì đầu in sẽ phải dùng nhiều nhiệt lượng và ma sát trực tiếp tới con tem.
- Thêm vào đó, giấy cảm nhiệt rất dễ trầy xước vì chỉ cần va chạm nhẹ với các vật sắc, com tem sẽ bị hư hỏng vì xuất hiện những đường rạch màu đen.
b. Máy in mã vạch truyền nhiệt gián tiếp (Thermal Transfer Printer):
- Bằng cách dùng đầu in đốt nóng các loại mực được cấu tạo bằng sáp (wax), sáp và nhựa (wax/resin) hoặc nhựa (resin) để tan chảy trên một dải ruy băng (ribbon) và bám lên bề mặt của tem nhãn.
- Cách in này sẽ điều hòa được nhiệt độ đầu in và tránh ma sát trực tiếp với tem nhãn giúp nâng cao tuổi thọ đầu in, đồng thời chất lượng tem in ra được nâng cao độ bền, đặc biệt là trong điều kiện khắc nghiệt, và ít bị hư hỏng trong quá trình sử dụng hơn là dùng giấy cảm nhiệt.
- Có thể in các mã vạch có màu sắc và đồ họa phức tạp.
c. So sánh giữa in nhiệt trực tiếp và in nhiệt gián tiếp:
In nhiệt gián tiếp:
- Đầu in (printhead): ruy băng (ribbon) hoạt động như bộ đệm giữa đầu in và vật tư nhãn in, ruy băng làm giảm sự ma sát giữa đầu in và nhãn in. Làm chậm quá trình hao mòn đầu in.
- Chất lượng in: khả năng đọc, quét mã vạch tốt.
- Độ bền hình ảnh: ổn định hình ảnh lâu dài.
- Loại ruy băng (ribbon): có thể sử dụng ruy băng màu.
- Lắp đặt/ bảo trì: cần nhiều thời gian để thay đổi và điều chỉnh ruy băng. Phải vệ sinh các bộ phận thường xuyên.
- Vật tư/ chi phí: có thể in trên nhiều loại vật tư, phải lựa chọn ruy băng và vật tư tương thích tránh gặp sự cố. Chi phí vật tư nhãn truyền nhiệt thấp. Phải bổ sung ruy băng.
- Cơ chế hoạt động: cho phép in hàng loạt nhãn in để sử dụng. Tái chế ruy băng kém.
- Ứng dụng: in tem/ nhãn sản phẩm, bao bì, tem GHS…
In nhiệt trực tiếp:
- Đầu in (printhead): đầu in tiếp xúc trực tiếp với nhãn in dẫn đến đầu in có nhiều bụi, mãnh vụn dễ bị mài mòn dẫn đến việc thay thế đầu in sẽ nhanh hơn.
- Chất lượng in: khả năng đọc, quét mã vạch tốt.
- Độ bền hình ảnh: hình ảnh, thông tin dễ bị mờ nhạt nếu tiếp xúc quá lâu dưới ánh mặt trời và môi trường khắc nghiệt khác.
- Loại ruy băng (ribbon): chỉ sử dụng ruy băng màu đen.
- Lắp đặt/ bảo trì: không sử dụng ruy băng. Phải vệ sinh các bộ phận thường xuyên.
- Vật tư/ chi phí: in trên vật tư nhãn/ giấy nhạy cảm với nhiệt. Chi phí ca, hơn nhãn nhiệt trực tiếp.
- Cơ chế hoạt động: cho phép in hàng loạt nhãn in để sử dụng. Vật tư có thể tái chế.
- Ứng dụng: tem/ nhãn vận chuyển, vé…
2. Theo mục đích sử dụng:
a. Máy in mã vạch cầm tay (Handheld Barcode Printer): Nhỏ gọn, di động, và được thiết kế để in mã vạch trên sản phẩm hoặc tem nhãn khi di chuyển.
b. Máy in mã vạch để bàn (Desktop Barcode Printer): Thiết kế để đặt trên bàn làm việc, thường có kích thước nhỏ hơn so với máy in công nghiệp. Phù hợp cho văn phòng, cửa hàng bán lẻ và các ứng dụng nhỏ khác.
c. Máy in mã vạch công nghiệp (Industrial Barcode Printer): Máy in mã vạch mạnh mẽ được thiết kế cho môi trường công nghiệp và kho lớn. Có khả năng in hàng loạt và hoạt động liên tục. Được xây dựng để chịu được điều kiện môi trường khắc nghiệt và tải công suất cao.
3. Theo cổng kết nối:
a. Máy in mã vạch có dây (Wired Barcode Printer): Kết nối với máy tính hoặc mạng thông qua cáp USB hoặc Ethernet. Thích hợp cho văn phòng hoặc môi trường cần kết nối ổn định.
b. Máy in mã vạch không dây (Wireless Barcode Printer): Sử dụng kết nối không dây như Wifi hoặc Bluetooth để in từ xa. Thường được sử dụng trong môi trường cần tính linh hoạt và di động.
4. Theo kích thước in:
a. Máy in mã vạch kích thước lớn (Wide-Format Barcode Printer): Dành cho việc in các tem nhãn có kích thước lớn, thường được sử dụng trong ngành công nghiệp và đòi hỏi độ phân giải cao.
b. Máy in mã vạch kích thước nhỏ (Compact Barcode Printer): Thường nhỏ gọn và phù hợp cho việc in tem nhãn kích thước nhỏ hoặc trong không gian hạn chế.
5. Theo các ứng dụng cụ thể:
a. Máy in mã vạch dành cho sản xuất (Manufacturing Barcode Printer): Sử dụng trong quá trình sản xuất để in tem nhãn cho sản phẩm.
b. Máy in mã vạch dành cho giao hàng và vận chuyển (Shipping and Logistics Barcode Printer): Sử dụng trong quá trình giao hàng và quản lý kho hàng.
c. Máy in mã vạch dành cho bán lẻ (Retail Barcode Printer): Sử dụng trong cửa hàng bán lẻ để in tem giá cả và quản lý hàng hóa.
III. Cấu tạo cơ bản của máy in mã vạch:
Mỗi hãng máy in mã vạch sẽ có hình dáng kích thước và đặc tính riêng. Tuy nhiên cấu tạo chung máy in mã vạch tổng quan đều giống nhau ở một số bộ phận chính:
- Đầu in (Print Head): Đây là bộ phận quan trọng nhất của máy in mã vạch. Đầu in tạo ra các điểm trên giấy nhãn bằng cách sử dụng nhiệt đốt nóng mực in, tạo ra các vạch và số liệu.
- Các đèn báo hiệu: Các đèn này thông báo trạng thái hoạt động của máy, bao gồm nguồn điện, trạng thái hoạt động và lỗi.
- Các cổng giao tiếp: Máy in mã vạch thường được kết nối với máy tính thông qua các cổng như COM, RS-232, USB hoặc Ethernet.
- Cảm biến tem nhãn (Label Presence Sensor): Cảm biến này kiểm tra xem có tem nhãn trong quá trình in hay không. Nếu không có, máy in thông báo lỗi hoặc ngừng hoạt động.
- Trục cuộn giấy tem nhãn (Paper Roll Spindle): Trục này giúp cuộn giấy tem nhãn được cung cấp đều và thuận lợi cho quá trình in.
- Phụ kiện cần thiết đi kèm máy in mã vạch: Mực in mã vạch, giấy in mã vạch (giấy nhiệt/giấy in bill), máy quét mã vạch, máy vi tính, phần mềm thiết kế mã vạch, cáp kết nối máy in và máy tính.
IV. Thông số cơ bản của máy in mã vạch:
Khi chọn mua máy in mã vạch, người dùng cần xem xét các thông số cơ bản sau:
- Độ phân giải (Resolution): Đây là mật độ điểm đốt nóng trên một đơn vị độ dài, thường được đo bằng DPI (dot per inch). Độ phân giải cao hơn sẽ tạo ra các mã vạch chất lượng cao hơn.
- Công nghệ in (Printing Technology): Máy in mã vạch có thể sử dụng công nghệ in nhiệt trực tiếp hoặc truyền nhiệt gián tiếp, mỗi loại có ưu điểm và ứng dụng khác nhau.
- Tốc độ in (Printing Speed): Được đo bằng IPS (inches per second), biểu thị chiều dài được in trên mỗi giây.
- Bộ nhớ (Memory): Bao gồm RAM và FLASH, được sử dụng để lưu trữ thông tin như font chữ và quy cách con tem.
-
Kết nối (Connectivity): Máy in mã vạch có thể có nhiều loại kết nối như USB, LAN, Wifi, Bluetooth để kết nối với máy tính hoặc mạng.
V. Nguyên lý hoạt động của máy in mã vạch:
Máy in mã vạch hoạt động dựa trên công nghệ in truyền nhiệt. Thay vì sử dụng mực in thông thường, máy in mã vạch sử dụng mực nhiệt (thermal ink) đặc biệt. Các điểm in trên đầu in được sưởi ấm để nóng chảy mực, sau đó mực được chuyển lên giấy tem nhãn, và mực nhanh chóng nguội lại và đông cứng, tạo ra mã vạch.
VI. Lợi ích của máy in mã vạch:
Máy in mã vạch mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp và tổ chức. Dưới đây là một số lợi ích chính của việc sử dụng máy in mã vạch:
- Tăng hiệu quả và năng suất: Máy in mã vạch giúp tự động hóa quy trình in và gắn nhãn. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và công sức so với việc thủ công, từ việc ghi tay thông tin đến cắt và dán nhãn.
- Giảm lỗi và sai sót: Sử dụng mã vạch giúp tránh sai sót do con người, bao gồm việc ghi sai thông tin sản phẩm. Điều này đặc biệt quan trọng trong ngành sản xuất và quản lý hàng tồn kho.
- Giảm chi phí và lãng phí: Sử dụng máy in mã vạch có thể giảm thiểu việc sử dụng giấy và mực in thông qua việc kiểm soát chính xác lượng in cần thiết.
- Tăng tính nhất quán và chuẩn mực: Máy in mã vạch giúp đảm bảo thông tin sản phẩm được in đều đặn và đúng chuẩn trên từng sản phẩm.
- Tích hợp dễ dàng với hệ thống khác: Máy in mã vạch có thể tích hợp dễ dàng với hệ thống quản lý tồn kho, hệ thống thanh toán, và các ứng dụng khác trong doanh nghiệp.
- Ứng dụng máy in mã vạch trong đời sống hàng ngày.
VII. Ứng dụng máy in mã vạch quan trọng trong đời sống hàng ngày:
- Quản lý hàng hóa trong kho: Máy in mã vạch giúp dễ dàng theo dõi và quản lý hàng hóa trong các kho hàng. Tem nhãn mã vạch được dán lên sản phẩm để theo dõi thông tin như ngày sản xuất, hạn sử dụng, và số lượng tồn kho.
- Quản lý bán lẻ: Tại các cửa hàng bán lẻ, máy in mã vạch sử dụng để tạo mã vạch cho sản phẩm. Nhân viên quét mã vạch để xác định giá cả và thông tin sản phẩm nhanh chóng và chính xác.
- Quản lý vận chuyển và logistics: Trong lĩnh vực vận chuyển và logistics, máy in mã vạch giúp theo dõi và quản lý hàng hóa trong quá trình vận chuyển, đảm bảo sự chính xác và hiệu quả trong việc giao nhận hàng hóa.
- Y tế: Máy in mã vạch được sử dụng trong lĩnh vực y tế để quản lý hồ sơ bệnh án, theo dõi thuốc, và kiểm soát hàng tồn kho trong các bệnh viện và nhà thuốc.
- Thư viện và giáo dục: Trong các thư viện và trường học, máy in mã vạch được sử dụng để quản lý thư viện, theo dõi mượn/trả sách, và đảm bảo sự hiệu quả trong việc quản lý tài liệu.
- Ngành công nghiệp: Trong sản xuất công nghiệp, máy in mã vạch giúp đánh dấu sản phẩm, theo dõi quy trình sản xuất, và đảm bảo chất lượng.
- Quản lý thuế: Cơ quan thuế sử dụng mã vạch để quản lý việc đóng thuế, giúp tiết kiệm thời gian và giảm sai sót.
- Máy in mã vạch đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu suất, giảm thiểu sai sót, và tăng cường quản lý thông tin về sản phẩm và hàng hóa trong các doanh nghiệp và tổ chức.
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ THIÊN MỘC
Hotline: 093 7879 078
Email: sales@thienmoctech.com
Webite: https://www.thienmoctech.com