I. Khái niệm
1. Máy đọc mã vạch: là thiết bị cho phép chụp và đọc dữ liệu từ mã vạch được in sẵn trên sản phẩm, hàng hóa, thiết bị…Máy đọc mã vạch bao gồm máy quét, bộ giải mã và cáp USB được sử dụng để kết nối với máy tính. Bởi vì máy đọc mã vạch chỉ đơn thuần là chụp và dịch mã vạch thành số hoặc chữ cái, dữ liệu phải được gửi đến máy tính để ứng dụng phần mềm có thể hiểu được dữ liệu.
2. Nguyên lý hoạt động của máy đọc mã vạch: hoạt động bằng cách chiếu một chùm ánh sáng lên mã vạch và đo lượng ánh sáng phản xạ lại. Các vạch tối trên mã vạch phản chiếu ít ánh sáng hơn các khoảng trắng. Máy đọc chuyển năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện. Sau đó được chuyển đổi thành dữ liệu bằng bộ giải mã và được chuyển tiếp đến máy tính.
3. Tóm lại: máy đọc mã vạch được in sẵn trên bao bì sản phẩm, hàng hóa, vật phẩm,…. Và sau đó giải mã những dữ liệu chứa trong mã vạch đó và chuyển toàn bộ dữ liệu này về máy tính đang kết nối. Từ đó phần mềm sẽ phân tích và giải mã những dữ liệu đó từ đó và hiển thị các thông tin tương ứng lên màn hình máy tính một cách chính xác. Với chức năng này, máy đọc mã vạch đã giúp rút ngắn đáng kể thời gian quản lý, kiểm soát thông tin sản phẩm, hàng hóa…
II. Công nghệ
Có hai công nghệ cơ bản để làm nên máy đọc mã vạch:
1. Công nghệ Laser: phát ra chùm tia Laser, quét lên bề mặt mã vạch, ưu điểm là tốc độ quét nhanh. Để đọc được mã vạch, tia laser chiếu vào bề mặt mã vạch và ảnh của nó được chụp bởi một cảm biến phát hiện hình ảnh (laser). Một chùm tia laser được chiếu ra như một tấm gương và quét qua hai bên trái, phải để đọc toàn bộ mã vạch.
Sử dụng tia laser cho phép đọc mã vạch xa và rộng, công nghệ này chỉ dùng một nguồn ánh sáng LED và một cảm biến để nắm bắt sự phản chiếu của nó. Nó hoạt động khi một người di chuyển một máy đọc qua toàn bộ nhãn để đọc mã vạch. Cơ chế đơn giản, làm cho công nghệ này trở nên ít tốn kém.
2. Công nghệ CCD: áp dụng công nghệ chụp hình. Ưu điểm là đọc được các mã vạch có bề mặt gồ ghề. Công nghệ này sử dụng một thiết bị bán dẫn được gọi là CCD (Charge coupled Device), chuyển đổi các tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu điện.
Máy đọc mã vạch dùng phương thức CCD tích hợp ánh sáng bên trong. Khi máy đọc chiếu ánh sáng vào một mã vạch và ảnh của nó được bắt qua CCD để đọc.
Một mã vạch được bắt sáng chỉ một lần, cho phép đọc nhanh chóng hơn. Điều tuyệt vời là không cần bộ phận chuyển động và không bị tác động cản.
III. Cấu tạo của máy đọc mã vạch
Gồm 3 phần chính:
1. Bộ phận đọc mã vạch:Bộ phận này có chức năng phát ra một chùm tia sáng rọi vào mã vạch để lấy thông tin trên mã vạch. Dựa vào công nghệ chế tạo, người ta chia ra làm hai loại máy đọc mã vạch: Máy đọc mã vạch laser (laser scanner) và Máy đọc mã vạch CCD (CCD scanner).
2. Bộ phận truyền tín hiệu: Bộ phận thứ hai cấu tạo nên máy đọc mã vạch là bộ phận truyền tín hiệu. Bộ phận này có chức năng phát ra các xung điện tượng trưng cho các vạch và các khoảng trống thu được từ bộ phận đọc mã vạch. Thông thường, bộ phận đọc mã vạch và bộ phận truyền tín hiệu được tích hợp trên cùng một board mạch.
3. Bộ phận giải mã (decoder): Đây là bộ phận thứ ba cấu tạo nên máy đọc mã vạch. Bộ phần decoder thực hiện chức năng nhận tín hiệu xung điện từ bộ phần truyền tín hiệu và giải mã theo dạng thức của loại mã được lập trình sẵn trong bộ nhớ. Trường hợp giải mã thành công, âm thanh “bíp” sẽ phát ra và tín hiệu được giải mã sẽ xuất hiện trên màn hình phần mềm quản lý mà bạn đang sử dụng. Nếu không có dấu hiệu gì tức là bộ phận giải mã không hoạt động.
IV. Các loại máy đọc mã vạch (barcode)
Có nhiều loại máy đọc mã vạch khác nhau trên thị trường dành cho các ứng dụng và nhu cầu khác nhau: máy đọc barcode cầm tay, máy đọc barcode cố định, máy đọc DPM, máy đọc ESD,...
1. Máy đọc mã vạch (barcode) cầm tay:là loại máy đọc mã vạch phổ biến nhất, gồm hai loại có dây và không dây. Máy đọc mã vạch cầm tay thường được sử dụng trong các cửa hàng bán lẻ, nhà hàng,.. Giúp việc kiểm kho, bán hàng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Các loại máy đọc mã vạch cầm tay có thể đi kèm chân đứng và giá đỡ, do đó chúng có thể đặt trên bàn. Đây cũng là loại máy đọc mã vạch rẻ nhất trong các loại máy đọc mã vạch.
Máy đọc cầm tay có ưu điểm là linh hoạt, đọc được code trên nhiều vị trí, không cố định, người vận hành có thể chủ động điều khiển. Tuy nhiên nhược điểm của máy đọc mã vạch này là cần phải có người thao tác vận hành, không thích hợp cho các dây chuyền tự động.
2. Máy đọc mã vạch (barcode) cố định: là loại máy đọc mã vạch được gắn cố định, cho phép đọc các mã vạch của sản phẩm khi di chuyển trên băng chuyền, dễ dàng tích hợp chạy tự động trên dây chuyền mà không cần người đứng thao tác.
Nhược điểm của loại máy đọc này là thời gian set up lần đầu rất mất thời gian.
V. Phân loại máy đọc mã vạch
1. Theo công nghệ giải mã: thiết bị đọc barcode được chia làm 2 loại là máy đọc 1D và máy đọc 2D.
a. Máy đọc mã vạch 1D: là thiết bị có thể đọc được tất cả các loại mã vạch 1D.
(Mã vạch 1D được cấu tạo từ những vạch đen trắng xen kẽ nhau hay còn gọi là mã tuyến tính, đặc điểm chính là các thanh này xếp thành 1 hàng duy nhất như một hàng rào).
Máy đọc mã vạch 1D cũng được chia thành 2 loại là máy đọc mã vạch tia CCD và tia Laser:
- Máy đọc mã vạch tia CCD: khi đọc mã vạch bằng máy phát tia CCD bạn sẽ thấy chùm tia sáng có độ dày khoảng 1cm. Khoảng cách đọc của loại này khá thấp 20cm trung bình là 10cm. Chính vì đọc mã vạch trong tầm thấp nên các loại mã vạch nhỏ sẽ được máy đọc hiểu tốt hơn.
- Máy đọc mã vạch tia Laser: Tia đọc mã vạch của những dòng thiết bị này có tia laser rất mảnh và có cấu tạo là một đường thẳng nằm song song với mặt kính của máy. Độ rộng của tia đọc lên tới vài mm và có thể đọc trong tầm 15cm đến 30cm. Với đặc điểm nổi trội này mà các loại tem mã vạch ở xa hoặc ở hướng ngược sáng cũng được đọc mã vạch rất dễ dàng.
b. Máy đọc mã vạch 2D: các dòng máy đọc mã vạch dùng công nghệ quét 2D không những giải mã được các mã vạch 2D mà còn giải mã được tất cả mã vạch 1D. Vì vậy nên, giá thành của chúng cũng đắt hơn đầu đọc mã vạch 1D.
(Mã vạch 2D là mã hai chiều, cấu tạo bởi ma trận vuông trắng – đen trong một khối thống nhất. Ma trận này được xem như ma trận điểm ảnh với mức chứa dữ liệu cao hơn mã vạch 1D nhiều lần. Thường gặp các mã như Datamatrix, QR Code, PDF417, Vericode, Softstrip,…)
2. Theo số lượng tia đọc:
a. Máy đọc mã vạch đơn tia: là thiết bị phát ra tia laser đơn, dày và đậm. Với thiết bị này, người dùng cần đưa mã vạch cần đọc lại đúng vị trí của tia sáng thì máy mới có thể đọc được.
b. Máy đọc mã vạch đa tia: Là loại thiết bị đọc có thể phát ra các tia laser dạng chùm, khoảng từ 20 đến 40 tia hoặc hơn, góc đọc đa dạng. Máy đọc đa tia dễ dàng đọc được mã vạch sản phẩm khi lướt qua máy và nó cung cấp khả năng đọc nhanh hơn, chính xác hơn.
Với máy đọc mã vạch đa tia, người sử dụng ko cần phải đưa mã vạch sản phẩm chính xác vào góc đọc của máy vì máy có thể đọc được mọi hướng: Trên dưới-Trái phải, thẳng – nghiêng…đều giải mã được.
3. Theo thiết kế:
a. Máy đọc mã vạch cầm tay: đối với sản phẩm này, người sử dụng có thể dễ dàng cầm máy đọc để đọc mã barcode in trên sản phẩm. Máy đọc mã vạch cầm tay thường được ứng dụng để đọc mã vạch trên các sản phẩm lớn, kích thước cồng kềnh.
b. Máy đọc mã vạch để bàn: loại máy đọc này thường được nhìn thấy tại cái siêu thị lớn hoặc nhà sách có lưu lượng thanh toán lớn tại các quầy. Bộ máy đọc mã vạch để bàn thường là máy đa tia nhằm đảm bảo tốc độ và hiệu quả cao nhất.
c. Máy quét mã vạch tự động: đối với loại máy đọc mã vạch này người sử dụng không cần phải ấn nút bấm mà chỉ cần di chuyển mã sản phẩm đến vùng ánh sáng của máy đọc để đọc mã vạch.
d. Máy đọc mã vạch không dây và có dây: thường thì máy đọc mã vạch có dây thường được kết nối với máy tính thông qua cổng USB và máy đọc không dây thì kết nối qua Bluetooth hoặc wifi.
VI. Các yếu tố cần kiểm tra khi lựa chọn máy quét mã vạch
Tùy theo nhu cầu của từng mô hình doanh nghiệp mà bạn cần kiểm tra các yếu tố sau, trước khi lựa chọn máy đọc mã vạch phù hợp:
- Loại code cần đọc: code 1D hay 2D.
- Mục đích sử dụng: dùng cho cửa hàng bán lẻ, siêu thị hay dùng trong kho hàng, dây chuyền sản xuất,.. Từ đó lựa chọn loại máy quét mã vạch cầm tay hoặc cố định.
- Kích thước code.
- Vật liệu in code.
- Khoảng cách đọc.
- FOV (Field Of View): Vùng làm việc
VII. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đọc code
1. Ánh sáng môi trường: Điều kiện ánh sáng môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đọc code. Vì liên quan đến việc xử lý ảnh nên ánh sáng môi trường từng thời điểm khác nhau có thể dẫn đến việc không đồng bộ về việc cài đặt điều kiện đọc code của máy.
2. Vật liệu in code: Vật liệu in code nếu bóng quá sẽ phản xạ ánh sáng chiếu vào để đọc code gây lóa khi chụp ảnh code, nếu quá sần sùi sẽ làm các đường nét code không sắc nét
3. Chất lượng code: Code bị nhoè, mờ, bị lóa, bị che khuất cũng khiến việc đọc và giải mã code trở nên khó khăn hơn
VIII. Ứng dụng và lợi ích của máy đọc mã vạch
1. Nếu cần kiểm soát một lượng lớn hàng hóa, việc ứng dụng máy đọc mã vạch sẽ giúp chúng ta thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát mã hàng nhanh chóng, hạn chế được các sai sót về giá, số lượng, sai mã sản phẩm…
2. Máy đọc mã vạch còn được ứng dụng trong việc kiểm đếm và quản lý tồn hàng tồn kho (đếm số lượng hàng hóa theo từng mã).
3. Một số ngành nghề thường ứng dụng thiết bị đọc mã vạch (barcode) như:
- Ngành bán lẻ (Retail).
- Ngành vận chuyển (Logistics & Transportation).
- Ngành chế tạo và nhà máy sản xuất (Manufacturing).
- Ngành chăm sóc sức khỏe (Healthcare)
(Nguồn sưu tầm)
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ THIÊN MỘC
Hotline: 093 7879 078
Email: sales@thienmoctech.com
Webite: https://www.thienmoctech.com