I. Lợi Ích Của Việc Ứng Dụng Mã Vạch Vào Ngành Bán Lẻ
-
Với sự phát triển của kỹ thuật công nghệ ngày nay, việc ứng dụng mã vạch để quản lý sản phẩm rất cần thiết, đặc biệt mang lại những lợi ích to lớn cho ngành bán lẻ trong quản lý, nhận diện hàng hóa, thanh toán thuận tiện, quy trình bán hàng nhanh chóng hơn, tiết kiệm thời gian cho khách hàng, đem lại sự hài lòng và thoải mái khi mua sắm.
-
Đồng thời phục vụ cho khách hàng dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm thông tin và minh bạch thông tin sản phẩm hàng hóa tại các siêu thị và hệ thống bán lẻ khác.
-
Tiết kiệm chi phí nhân công, gia tăng tỉ lệ lợi nhuận cho doanh nghiệp.
-
Giảm thiệt hại tồn kho, sản phẩm bị hư hỏng và hết hạn sử dụng.
Giảm thời gian chờ đợi thanh toán của khách hàng, mang đến trải nghiệm mua sắm tốt, an tâm.
-
Nâng tầm công tác quản lý còn giúp nâng cao hình ảnh, sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp.
-
Các cửa hàng hoặc siêu thị nắm được xuất xứ của từng món hàng thông qua tem nhãn mã vạch được in trên món hàng đó. Sau đó, cửa hàng và các siêu thị dùng tem nhãn mã vạch để phân loại hàng hoá, định giá cả nhằm mục đích để quản lý và tính tiền chính xác, mau lẹ. Sau khi mua hàng người tính tiền chỉ việc cầm từng món hàng lướt qua hệ thống máy quét tem nhãn mã vạch chính hãng được trang bị ngay bên dưới bàn tính tiền. Máy sẽ tự động đọc tem nhãn mã vạch trên các món hàng với thông tin, giá cả chính xác.
II. Quy Trình Triển Khai Của Giải Pháp Mã Vạch Cho Ngành Bán Lẻ
1. Quy Trình Tạo Mã Vạch:
-
Mã vạch dùng để quản lý thông tin của hàng hóa như mã hàng, loại hàng, tên hàng, số lượng, đơn giá, xuất xứ….
-
Đối với các ngành bán lẻ như siêu thị, nhà thuốc, nhà sách, shop quần áo… những mặt hàng này đa phần đều đã có mã vạch của nhà sản xuất nên có thể sử dụng luôn cho hệ thống bán hàng và quản lý hàng hóa.
-
Tuy nhiên, trong trường hợp các sản phẩm vẫn chưa có mã vạch, người dùng cần tạo mã vạch cho sản phẩm để quản lý (Loại code phổ biến: Code 128).
-
Việc dán mã vạch cho sản phẩm giúp cho công tác xuất, nhập hàng và kiểm kho được thực hiện dễ dàng, chính xác và nhanh chóng đồng thời giúp ta có thể truy tìm được nguồn gốc sản phẩm thông qua các mã vạch này.
-
Để tạo được mã vạch, cần tới sự hỗ trợ của máy in mã vạch.
-
Nhập dữ liệu hàng hóa vào phần mềm quản lý bán hàng.
-
Sản phẩm sau khi được sản xuất sẽ được dán nhãn tem nhãn mã vạch hoặc in trực tiếp tem nhãn mã vạch lên bao bì.
-
Khi nhập thông tin sản phẩm vào kho hàng: các sản phẩm phải đảm bảo đã được dán mã vạch, nhân viên cần sự hỗ trợ từ thiết bị đọc mã vạch để thực hiện nhập kho cho sản phẩm.
-
Các thông tin của sản phẩm nhập kho sẽ được đưa vào máy tính để đối chiếu với phiếu nhập kho và tạo phiếu nhập kho mới với các thông tin cần quản lý khác liên quan đến sản phẩm của lô hàng như giá đầu vào, số lượng, ngày nhập hàng và nhà cung cấp để quản lý, đưa ra các báo cáo.
-
Kể từ lúc này các sản phẩm sẽ được quản lý trong kho thông qua mã vạch và phần mềm quản lý bán hàng.
2. Quy trình thực hiện bán hàng và xuất kho:
-
Thao tác xuất kho hoặc bán hàng: nhân viên bán hàng có thể dùng thiết bị đọc mã vạch để xuất kho và bán hàng.
-
Nhân viên lần lượt sử dụng máy đọc mã vạch để đọc mã vạch trên sản phẩm mà khách lựa chọn để xuất bán đồng thời để có thể truy tìm được nguồn gốc sản phẩm sau này, khi xuất kho các thông tin như ngày xuất, số lượng, xuất cho đơn vị nào, mã đơn hàng, serial…phải được ghi nhận vào hệ thống.
-
Vì vậy khi xuất kho bán hàng nhân viên phải đưa các thông số này vào phần mềm bán hàng. Khi bán hàng phần mềm bán hàng sẽ tự động trừ dần hàng hóa theo phương pháp nhập trước xuất trước các hàng hóa và đưa ra hóa đơn thanh toán cho khách hàng.
-
Cuối ngày nhân viên bán hàng và người quản lý sẽ kiểm tra, đối chiếu doanh thu và xuất nhập tồn của hàng hóa để đảm bảo các thao tác là chính xác.
3. Quy trình kiểm đếm hàng hóa trong kho:
-
Quy trình này thường áp dụng với doanh nghiệp tương đối lớn và có lượng hàng hóa nhiều. Hỗ trợ kiểm kê hàng hóa dễ dàng, nhanh chóng, đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp, cửa hàng.
-
Với thiết bị kiểm kho, nhân viên có thể quét tất cả mã vạch của các sản phẩm trong kho sau đó kết nối thiết bị đọc mã vạch này với máy tính để tải dữ liệu về phục vụ cho việc xử lý.
-
Sau khi có được dữ liệu chương trình sẽ kết xuất ra báo cáo về số lượng thực tế trong kho và so sánh với số liệu đang được quản lý trên máy tính đồng thời cho phép cập nhật lại số liệu thực này.
4. Hệ thống triển khai cho giải pháp này gồm có:
Các dòng máy quét mã vạch chuyên dụng cho lĩnh vực bán lẻ giúp nhận diện mã vạch của sản phẩm: Zebra LS2208, Zebra DS2208, Zebra MP7000.
Thiết bị in ấn mã vạch như máy in hóa đơn bán hàng, hay máy in mã vạch như: Zebra ZT230, Zebra ZD220,…ngoài ra còn có các thiết bị in di động như: Zebra ZQ310, Zebra ZQ510,…cho phép bạn in ngay tại chổ và dán lên sản phẩm.
Phần mềm thiết kế mã vạch Bartender, NiceLable.
Ngoài ra, còn có các sản phẩm phục vụ trong ngành bán lẻ như: cổng từ an ninh, tem từ, cân điện tử mã vạch…
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ THIÊN MỘC
Hotline: 093 7879 078
Email: sales@thienmoctech.com
Webite: https://www.thienmoctech.com